Tự chủ là tự làm chủ bản thân:
Không bộp chộp
Không xốc nổi
Không để cho cảm xúc chi phối. Điều khiển mình.
Nhất là 3 cảm xúc thường xuất hiện:
Cảm xúc sợ hãi
Cảm xúc giận dữ
Cảm xúc kích động
Trẻ biết tự chủ – kềm chế cảm xúc, kiểm soát và chế ngự ba cảm xúc nêu trên là biểu
hiện trẻ đã trưởng thành về nhân cách. Chắc chắn trẻ sẽ ngày càng đứng vững trên đôi châ
n mạnh mẽ của mình trước sóng gió cuộc đời.
Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, vốn còn non yếu về khả năng tự chủ – kềm chế cảm xúc.
Muốn vậy phụ huynh cần:
1. Giải thích, giảng giải, mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới tự nhiên, xã hội, về cuộc sống,
về cách ứng xử với mọi người…
2. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ, bất trắc, bất lợi
(Vd: Bị lạc đường, gặp hỏa hoạn, bị hư xe dọc đường, bị người lạ bám theo…)
3. Tuyệt đối không dùng bạo lực đối với trẻ, không bạo hành tâm lý, không tạo áp lực cho trẻ.
4. Yêu thương, quan tâm đến trẻ bằng hành vi cụ thể (Vd: Nắm chặt tay trẻ, vỗ vai trẻ, vỗ về
âu yếm trẻ kịp thời, thể hiện ánh mắt đồng cảm, động viên, nụ cười chia sẻ…)
5. Kể chuyện, nêu gương cho trẻ. Chuyện xưa, chuyện nay, chuyện ngụ ngôn, cổ tích…
đều rất bổ ích cho tâm hồn của trẻ.
6. Giao việc vừa sức để trẻ tự tin thử sức để giúp trẻ tự tin.
7. Đặt trẻ vào tình huống dễ có cảm xúc bất ngờ để thử thách việc tự kiềm chế cảm xúc ở trẻ.
8. Giúp trẻ biết thư giãn, xả hơi, giảm áp lực căng thẳng bằng cách:
Hít sâu
Giữ hơi lâu
Uống nước mát
Huýt sáo 1 điệu nhạc
Khẽ ca 1 khúc ca
Đi dạo ngoài trời
Mỉm cười khi thấy người khác gắt gỏng…