Quy chế chuyên môn cấp học mầm non

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Số: 8262/SGD & ĐT- GDMN                                           Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2011
V/v H­ướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn
Cấp học mầm non năm học 2011- 2012
 
 
Kính gửi:       - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã
            - BGH các tr­ường mầm non trực thuộc Sở
 
       - Căn cứ vào H­ướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011- 2012 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội;
       - Căn cứ vào H­ướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011- 2012 của cấp học mầm non Hà Nội;
       - Căn cứ vào tình hình thực tế tại các cơ sở Giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố;
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hư­ớng dẫn thực hiện Quy chế chuyên môn cấp học mầm non như sau:
A.CÔNG TÁCCHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG
I. Chăm sóc trẻ:
1. Đảm bảo an toàn:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo, BGH các trường mầm non trực thuộc Sở tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/ TT- BGD ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN.
+ Ngay từ đầu năm học, các cơ sở GDMN tự đánh giá các tiêu chí trong nội dung Bảng kiểm trường học an toàn theo Quy định ban hành kẻm theo TT số 13/ 2010/ TT- BGD& ĐT. Sau khi đánh giá, cần có kế hoạch, biện pháp khắc phục, hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt.
+ Tháng 4/2012 khảo sát lại các tiêu chí, nếu đạt theo yêu cầu, cần tham mưu với UBND xã (phường, TT) có văn bản đề nghị UBND quận, (huyện, thị xã) cấp Giấy chứng nhận trường học an toàn phòng, chống TNTT cho cơ sở GDMN (văn bản gửi về phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã).
+ Phòng GD & ĐT kiểm tra, đánh giá sau khi có kết quả tự đánh giá của cơ sở GDMN. Khi đánh giá có Biên bản nhận xét của phòng GD & ĐT. Các cơ sở GDMN đạt các tiêu chí trong nội dung Bảng kiểm trường học an toàn, phòng  Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản, trình Chủ tịch UBND cấp quận (huyện) xem xét, ra quyết định công nhận.
- Các cơ sở GDMN cần có lịch phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt quan tâm quản lý trẻ trong các hoạt động ngoài lớp học, trẻ mới đi học. Không nhận trẻ ốm, trẻ không có trong danh sách lớp vào học.
- Tuyệt đối không nhận trẻ vào lớp ở những nơi cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ.
2. Chăm sóc sức khỏe:
- Cơ sở GDMN đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo công tác y tế học đường, có kế hoạch và tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho trẻ trong năm học; Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 58/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/ 10/ 2008 Ban hành Quy định về hoạt động y tế trong các cơ sở GDMN.
- Phân công cán bộ y tế trường học phối hợp với giáo viên tổ chức cân đo, lên biểu đồ và tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ toàn trường; Quản lý hồ sơ sức khỏe của trẻ tại phòng y tế. Tổ chức cân trẻ ít nhất 4 lần/ năm; Đo 2 lần/ năm.
- Cán bộ y tế phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, công tác phòng chống dịch bệnh tại cơ sở GDMN, liên kết chặt chẽ với y tế địa phương về phòng chống dịch bệnh tại cơ sở GDMN, đặc biệt là dịch chân tay miệng hiện nay và thông báo kịp thời với các cấp quản lý khi có dịch bệnh xảy ra. Đẩy mạnh công tác vệ sinh cá nhân trẻ, vệ sinh môi trường.
- Cán bộ y tế phối hợp với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng cân nặng, trẻ thấp còi, béo phì và trẻ khuyết tật học hòa nhập.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non và đội ngũ cán bộ       quản lý, giáo viên, nhân viên ít nhất 1 lần/ 1 năm học.
II. Công tác nuôi dưỡng:
1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Tiếp tục thực hiện theo KH Liên ngành số 374/KHLN/SYT- SGD&ĐT ngày 10/ 9/ 2008 của Sở GD& ĐT và Sở Y tế Hà Nội về Hướng dẫn thực hiện công tác đảm bảo VSATTP trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.
- Các cơ sở GDMN tổ chức bán trú: Thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, người có giấy phép kinh doanh theo quy định để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch.
- Tích cực kiểm tra, rà soát chất lượng thực phẩm, nguồn gốc, giá cả của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và VSATTP.
- Một số cơ sở GDMN chưa được cấp Giấy chứng nhận bếp ăn đạt tiêu chuẩn VSATTP cần phấn đấu các tiêu chí chưa đạt và đề nghị y tế kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận.
- Các cơ sở GDMN có đất vườn, đặc biệt khu vực ngoại thành mức đóng tiền ăn thấp, cần đẩy mạnh công tác VAC, tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn trong cơ sở GDMN.
- Trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ cần được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh.
2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ:
- Đảm bảo mức ăn tối thiểu 10.000đ/ trẻ/ ngày.
- Thực đơn: Xây dựng riêng cho lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Thực đơn cần sử dụng phối hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, phù hợp với mức đóng góp và điều kiện của địa phương. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là các bữa phụ chiều. Lựa chọn thực phẩm thay thế phù hợp khi giá cả biến động nhằm đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- Các cơ sở GDMN tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và không làm ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của trẻ trong ngày.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ các chất dinh dưỡng: P:14-16%; L:24-26%; G: 60-62%. Các đơn vị nội thành và trường điểm quận, huyện, thị xã cần tính thêm tỷ lệ Ca, B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời.
- Đảm bảo nước uống cho trẻ đủ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết.
3. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng:
* Quản lý thu- chi:
- Việc thu, chi cần công khai, thực hiện đúng văn bản số 7666/ SGD & ĐT- KHTC ngày 12/ 8/ 2011 của Sở GD- ĐT về việc hướng dẫn tăng cường quản lý thu chi trong các trường học năm học 2011 – 2012 và văn bản số 8057/SGD&ĐT-KHTC ngày 07/9/2011 về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục.
 Thu, chi thực hiện đúng nguyên tắc, có đủ hồ sơ sổ sách, chứng từ theo quy định. Đối với các khoản thu thỏa thuận, yêu cầu thực hiện đúng quy trình theo công văn hướng dẫn.
* Đảm bảo nguyên tắc công khai- minh bạch:
- Thu và thanh toán phải công khai, đúng quy định. Kế toán, thủ quỹ trực tiếp thu theo lịch ở các điểm trường, tuyệt đối không để giáo viên thu hộ tiền, mua hộ phiếu ăn cho trẻ.
- Giao nhận thực phẩm: Đảm bảo công khai, vào sổ chính xác, kịp thời, đúng thời điểm giao nhận vàcó đủ các thành viên cùng tham gia ký nhận.
- Bảng tài chính công khai: Để ở vị trí cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh dễ quan sát, công khai hàng ngày rõ số xuất ăn, số tiền đã chi ăn, tiền ăn thừa, (thiếu) theo danh mục thực phẩm sử dụng hàng ngày.
 - Tổ chức ăn trưa cho cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có thực đơn riêng, không trùng thực đơn của trẻ, có sổ báo ăn, thanh toán, chi chợ công khai, minh bạch.
* Đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ:
- Tiền ăn của trẻ chỉ bao gồm tiền mua thực phẩm và chất đốt. Tiển ăn không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác.
 - Chế biến đúng thực đơn, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngày của trẻ, không để thừa hoặc thiếu tối đa 30 000 đồng/ngày/ cơ sở GDMN; Chia ăn cho các lớp cần chính xác theo số xuất ăn/ lớp và giao nhận công khai minh bạch.
B. CÔNG TÁC GIÁO DỤC:
I. Chỉ đạo thực hiện chư­ơng trình giáo dục:
- Thời gian thực hiện chư­ơng trình: 35 tuần, bắt đầu từ ngày 12/ 9/ 2011.
- H­ướng dẫn lập kế hoạch giáo dục trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi và trẻ  mẫu giáo theo chủ đề:
1. Kế hoạch giáo dục chung của khối:
- GV trong từng khối cùng xây dựng kế hoạch: Thống nhất hệ thống chủ đề năm học cho từng độ tuổi, mục tiêu cơ bản cho từng chủ đề, thông qua BGH ngay từ đầu năm học.
- Trong hồ sơ chỉ đạo của BGH phải có kế hoạch giáo dục chung theo chủ đề của các khối lớp.
* Lựa chọn hệ thống chủ đề năm học:
            - Hệ thống chủ đề của từng khối: Tên chủ đề lớn, chủ đề nhánh, thời gian thực hiện
- Chọn chủ đề lớn, chủ đề nhánh căn cứ vào nội dung giáo dục theo độ tuổi trong Chư­­­ơng trình Giáo dục mầm non và các sự kiện của đất n­­ước, địa ph­ương, các ngày hội lễ gần gũi với cuộc sống của trẻ.
- Thời gian thực hiện chủ đề lớn, chủ đề nhánh phụ thuộc vào nội dung giáo dục, điều kiện CSVC, phư­­ơng tiện học liệu, và khả năng của giáo viên, hứng thú của trẻ. Các chủ đề mang tên các sự kiện, ngày lễ hội thư­­ờng thực hiện trong 1tuần.
* Xây dựng Mục tiêu chủ đề lớn:
- Căn cứ vào: +Mục tiêu chung của độ tuổi                  
                        + Nội dung giáo dục theo độ tuổi           Trong Chư­­­ơng trình GDMN
            + Kết quả mong đợi theo từng lĩnh vực
            + Các chỉ số đánh giá trẻ cuối năm (Phụ lục Hư­­­ớng dẫn đánh giá ...)
 -  Xây dựng mục tiêu theo 5 lĩnh vực ở tất cả các chủ đề/ từng độ tuổi. Khi lập kế hoạch GD thực hiện từng chủ đề, giáo viên xây dựng mục tiêu yêu cầu đối với trẻ của từng chủ đề, cột ghi chú để ghi những mục tiêu điều chỉnh hoặc bổ sung (nếu có) theo yêu cầu của giáo viên và phù hợp với trẻ ở tại thời điểm đó. Có thể lặp lại một số mục tiêu yêu cầu ở một số chủ đề.
 2. Kế hoạch giáo dục của lớp (sổ soạn bài) dành cho giáo viên:
2.1. Đối với chủ đề lớn:
   - Tên chủ đề lớn: Số tuần thực hiện, từ ngày…đến ngày
   - Mục tiêu của chủ đề lớn.
             - Nội dung giáo dục của chủ đề lớn: Giáo viên có thể lựa chọn, điều chỉnh, bổ sung thêm các nội dung giáo dục phù hợp với trẻ mà giáo viên có khả năng tổ chức hoạt động cho trẻ tìm hiểu, khám phá nội dung giáo dục trên cơ sở:
+ Căn cứ nội dung giáo dục theo độ tuổi của Ch­­ương trình GDMN
+ Căn cứ điều kiện CSVC, đồ dùng trang thiết bị thực tế của lớp
+ Căn cứ khả năng của trẻ và mong muốn của ng­­ười giáo viên
2.2. Chủ đề nhánh:
             - Tên chủ đề nhánh: Số tuần, từ ngày…đến ngày
   - Giáo viên thực hiện…..(nếu phân công GV soạn theo chủ đề nhánh)
2.3.Kế hoạch hoạt động tuần: Mỗi tuần xây dựng một bảng kế hoạch tuần.
- Căn cứ vào nội dung giáo dục và điều kiện CSVC, trang thiết bị của trường, lớp, khả năng của cô và trẻ, giáo viên lựa chọn các hoạt động trong ngày, trong tuần phong phú nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực.
- Giáo viên cần sắp xếp kế hoạch trong tuần tổ chức cho trẻ tham gia lao động tập thể. Lao động trực nhật, vệ sinh lớp, đồ dùng đồ chơi.
          - Gợi ý 1lần/ tuần/ khối có thể thay thế hoạt động ngoài trời và hoạt động góc bằng hoạt động tham quan theo các nội dung trong chủ đề hoặc tổ chức các trò chơi phát triển vận động với hình thức thi đua, thi đấu giữa tổ với tổ, lớp với lớp, hoặc hoạt động lao động tập thể chăm sóc cây cối tại vư­­ờn trư­­ờng (Ghi hoạt động ở phần hoạt động ngoài trời ngày hôm đó trong bảng kế hoạch tuần).
2.4. Soạn giáo án hoạt động học của từng ngày.
2.5. Công tác hội nhập Quốc tế: Đối với các cơ sở GDMN thực hiện chương trình GDMN của Bộ GD - ĐT, có cải tiến, bổ sung nội dung giáo dục có yếu tố nước ngoài, yêu cầu thực hiện theo công văn số 7150/SGD& ĐT-GDYTNN ngày 18/8/2009 về việc Hướng dẫn hợp tác với nước ngoài của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Các đơn vị thực hiện Thí điểm mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao (do phòng Giáo dục và Đào tạo đăng ký với Sở GD - ĐT, có danh sách kèm theo), năm học 2011 - 2012, sử dụng phần mềm Eduplay cho trẻ làm quen với tiếng Anh,xây dựng trên quan điểm hỗ trợ việc thực hiện chương trình GDMN mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường được cải tiến, bổ sung nội dung thực hiện chương trình quy định. Trong quá trình thực hiện, xây dựng Đề án, thực hiện theo công văn số 7150/SGD& ĐT-GDYTNN của Sở GD - ĐT. Sau mỗi năm học có đánh giá cụ thể, làm cơ sở thực tiễn báo cáo Bộ GD - ĐT. 
2.6.Tổ chức hoạt động ngày thứ bảy để đáp ứng nhu cầu gửi con của PHHS, các cơ sở GDMN thực hiện đúng theo qui định, quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động ôn luyện, vui chơi cho trẻ.
II. Thực hiện đánh giá trẻ: Theo văn bản hư­ớng dẫn số 4242/ SGD & ĐT- GDMN ngày 29/ 3/ 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo và có bổ sung đánh giá, xếp loại chung (theo phụ lục gửi kèm).
C. THỰC HIÊN PHỔ CẬP GDMN CHO TRẺ EM NĂM TUỔI VÀ BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI
 1. Thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi.
            - Bố trí dành riêng lớp cho trẻ 5 tuổi, không dạy ghép trẻ 5 tuổi với các độ tuổi khác
            - Thực hiện dạy 2 buổi/ ngày cho trẻ 5 tuổi
            - Bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho lớp 5 tuổi, tối thiểu theo Thông tư  số 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/2/2010 của Bộ GD&ĐT.
            - Phân công giáo viên đạt chuẩn, có khả năng sư­ phạm tốt dạy lớp 5 tuổi.
2. Thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi
   - Đối với 58 trường điểm của quận huyện: tổ chức cho giáo viên nghiên cứu Bộ chuẩn phát trẻ em năm tuổi, thảo luận, lựa chọn và thống nhất trong trường về cách sử dụng Bộ chuẩn trong tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của nhà trường, thực hiện tốt công tác tuyên truyền về Bộ chuẩn.
 
D. TỔ CHỨC CÁC LỚP HỌC NGOẠI KHÓA:
- Tổ chức các lớp học ngoại khóa: Nhạc, họa, múa, võ và làm quen với tiếng Anh ở những nơi có điều kiện, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh, đảm bảo tính “vừa sức” đối với trẻ, không ảnh hư­ởng đến việc thực hiện ch­ương trình của Bộ GD - ĐT quy định (mỗi trẻ tham gia học không quá 2 hoạt động ngoại khóa).
Việc quản lý các cơ sở GDMN có yếu tố nước ngoài thực hiện theo công văn số 7150/SGD& ĐT-GDYTNN của Sở GD – ĐT. Đối với  giáo viên ngư­ời nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở GDMN yêu cầu có giấy phép lao động tại Việt Nam và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
Nhận đ­ược công văn này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các phòng Giáo dục quận, huyện, thị xã và các trư­ờng MN trực thuộc Sở nghiêm túc triển khai thực hiện.                                                                               
                                                                                TL. GIÁM ĐỐC
                                                                 TR­ƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON
Nơi nhận:
- Nh­ư kính gửi;
- Đ/c phó Giám đốc phụ trách MN;                                       Đã ký
- L­u VT, phòng GDMN.
 
 
                                                                                       Nguyễn Thị Lan Hư­ơng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục 1: Mẫu xây dựng mục tiêu và nội dung theo chủ đề lớn
 

     Lĩnh vực
(NT:4lĩnh vực
MG:5 lĩnh vưc)
Mục tiêu
Nội dung
Ghi chú
PT thể chất
 
 
 
PT nhận thức
 
 
 
PT ngôn ngữ
 
 
 
PT TC – XH
 
 
 
PT thẩm mỹ
 
 
 

 
Phụ lục 2: Mẫu lập KHGD cho trẻ mẫu giáo và nhà trẻ 24- 36 tháng.
KẾ HOẠCH TUẦN …: Tên chủ đề nhánh…. Từ ngày…
 Giáo viên thực hiện…(nếu phân công GV soạn theo tuần )

 Thời gian
     Thứ hai
   Thứ ba
   Thứ t­­­ư
 Thứ năm
   Thứ sáu
Đón trẻ, TD sáng
Tập BT phát triển chung ( khuyến khích tập thể dục theo nhạc)
Trò chuyện
Lựa chọn nội dung đơn giản phù hợp với chủ đề.
Hoạt động học
GD Âm nhạc:
- Nội dung dạy
Hoạt động góc
Liệt kê các góc chơi theo tuần ngắn gọn
Góc trọng tâm: ghi phần chuẩn bị ĐD học liệu ngoài những ĐD sẵn có tại từng góc chơi và kỹ năng chính trẻ chơi tại góc đó
Hoạt động ngoài trời
- QS có MĐ
-Vận động:
- Chơi tự chọn
 
 
 
 
Hoạt động chiều
                                             Vận động nhẹ
- Ôn luyện
-Bổ sung bài thiếu, hoàn thiện bài tập
-Rèn KN VS
 
 
 
 

 
                 Mẫu lập KHGD cho trẻ nhà trẻ 18 - 24 tháng
( Lập kế hoạch 2 tuần 1 lần: Tuần 1 và tuần 3, tuần 2 và tuần 4 )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Xác định mục đích yêu cầu căn cứ vào yêu cầu cần đạt của độ tuổi và khả năng của trẻ trên lớp
II/ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ:
Soạn chơi tập có chủ đích cho cả tuần, mỗi tuần phải đảm bảo đủ 4 nội dung giáo dục ( phát triển vận động, phát triển lời nói, hoạt động với đồ vật và GDAN )
Tuần 1-3:

 Thời gian
 
Hoạt động
      Thứ hai
    Thứ ba
     Thứ tư­
 Thứ năm
    Thứ sáu
Đón trẻ
- Trò chuyện
- Chơi đồ chơi
TD sáng
 
Luyện tập có chủ đích
 
 
 
 
 
Chơi và hoạt động góc
- Góc bế em
- Góc hoạt động với đồ vật
- Góc vận động - âm nhạc
- Góc kể chuyện
Hoạt động ngoài trời
-QS trò chuyện
- TC vận động:
-Chơi đồ chơi ngoài trời
 
 
 
 
Hoạt động chiều
Sắp xếp thời gian phù hợp để tổ chức hư­­­ớng dẫn rèn nề nếp thói quen, kỹ năng vệ sinh, học, chơi…. cho trẻ

 
II/ KẾ HOẠCH SOẠN BÀI:
             -Tên hoạt động; Mục đích; Chuẩn bị; Cách tiến hành; L­­­uu ý
Phụ lục 3: Hoạt động theo ngày

Thời gian
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
        L­u ý
Thứ, ngày tháng
 
Hoạt động học
 
-Kiến thức
- Kỹ năng
-Thái độ
(ND tích hợp trong HĐ học phù hợp ).
- Ghi cụ thể theo sự chuẩn bị của GV trên thực tế.
- Ổn định, gây hứng thú, giới thiệu bài,
- Dạy nội dung chính theo ph­­ương pháp tổ chức HĐ học.
- Ôn luyện, củng cố kiến thức, kết thúc
Ghi những trẻ ch­­a đạt yêu cầu hoặc vư­­­ợt yêu cầu rất tốt. Trẻ có biểu hiện sức khoẻ kém.

Yêu cầu:   - Soạn giáo án hoạt động học ngắn gọn, đúng đủ, khoa học.
                 - Đề ra mục đích yêu cầu phù hợp với khả năng của trẻ ở giai đoạn đó trong độ tuổi. Phân biệt giữa kiến thức và kỹ năng trong mục đích yêu cầu.
                                                  
Phụ lục 4: Công tác đánh giá trẻ
1. Đánh giá cuối chủ đề:
                  Căn cứ vào quá trình thực hiện chủ đề và đối chiếu với kết quả thực hiện chủ đề, GV tổng hợp, nhận xét đánh giá theo mức độ đạt, chư­a đạt, lý do chư­a đạt theo các nội dung: Mục tiêu, Nội dung, Tổ chức hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và những vấn đề khác nh­ư học liệu, đồ dùng.
                Sử dụng số liệu đánh giá trẻ để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ trong giai đoạn tiếp theo.
2. Đánh giá cuối năm học
           - Đánh giá trẻ theo các chỉ số, lưu kết quả trong “ Sổ chất l­­ượng nhóm lớp „
           - Đánh giá cuối năm (tháng 4): Ghi các chỉ số trong cột bằng chữ số từ 1 đến 30..34 nh­ư phụ lục trong hư­ớng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ.
           - Trẻ đạt từ 60 % số chỉ số trở lên là đạt yêu cầu phát triển độ tuổi.
           - Tổng hợp kết quả đánh giá trẻ trong toàn trường tại “ Sổ theo dõi chất lượng tr­­ường mầm non”.
 
 
 
 
 
 
 
  

Bài viết khác