Hướng dẫn quy chế chuyên môn

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
/
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
/Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc
       Số:  8649 / SGD & ĐT - GDMN                              Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2012
      V/v Hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn
      Cấp học mầm non năm học 2012- 2013
 
Kính gửi:   - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã
                       - Ban giám hiệu các trường mầm non trực thuộc Sở
 
- Căn cứ vào Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012- 2013 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội;
- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012- 2013 của cấp học mầm non Hà Nội;
- Căn cứ vào tình hình thực tế tại các cơ sở Giáo dục mầm non trên địa bàn thành phố năm học 2011- 2012;
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hướng dẫn thực hiện Quy chế chuyên môn cấp học mầm non năm học 2012- 2013 với các nội dung trọng tâm như sau:
A. CÔNG TÁC CHĂM SÓC- NUÔI DƯỠNG
I. Chăm sóc trẻ:
1. Đảm bảo an toàn:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở GDMN thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/TT-BGD ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích. Các cơ sở giáo dục mầm non chưa được Ủy ban nhân dân quận, huyện, cấp Giấy chứng nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cần chủ động tham mưu và  hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt trong bảng kiểm và đề nghị cấp trên kiểm tra, công nhận.
- Các cơ sở giáo dục mầm non cần duy trì  lịch phân công giáo viên quản lý trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là quản lý trẻ trong các hoạt động ngoài lớp học và trẻ mới đi học.Không nhận trẻ ốm, trẻ không có trong danh sách lớp vào học. Đảm bảo an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần.
- Tuyệt đối không nhận trẻ vào lớp ở những nơi cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Cơ sở giáo dục mầm non cải tạo, sửa chữa cần có giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, có rào chắn ngăn cách nơi cải tạo, sửa chữa, không để mất an toàn và ô nhiễm môi trường học tập của trẻ.
2. Chăm sóc sức khỏe:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, có kế hoạch và tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho trẻ trong năm học. Thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác y tế trường học.
- Phân công cán bộ y tế trường học phối hợp với giáo viên trên lớp tổ chức cân đo, lên biểu đồ và tổng hợp theo dõi sức khỏe trẻ toàn trường; Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế. Tổ chức cân trẻ ít nhất 4 lần/năm, đo 2 lần/ năm.
- Cán bộ y tế phối hợp cùng y tế địa phương thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng và theo dõi tiêm chủng, công tác phòng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non, liên kết chặt chẽ với y tế địa phương về phòng chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục mầm non và thông báo kịp thời với các cấp quản lý khi có dịch bệnh xảy ra. Thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Cán bộ y tế phối hợp chặt chẽ với tổ bếp, giáo viên trên lớp thực hiện các biện pháp can thiệp với trẻ suy dinh dưỡng  thể nhẹ cân, thấp còi, béo phì và trẻ khuyết tật học hòa nhập.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mầm non và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ít nhất 1lần/ 1năm học.
- Tổ chức giấc ngủ cho trẻ cần có đủ giường, chiếu, chăn gối...phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục mầm non bằng các nội dung, hình thức phong phú qua góc tuyên truyền, trao đổi phụ huynh hàng tháng...
- Bồi dưỡng nhận thức, kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên về công tác phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Triển khai kế hoạch hành động của ngành về giáo dục phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015, nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng chống, giảm thái độ kỳ thị và hành vi phân biệt đối xử của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trong các cơ sở giáo dục mầm non đối với người bị HIV/AIDS.
II. Công tác nuôi dưỡng:
1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Thực hiện Kế hoạch liên ngành số 1756/KHLN/YT- GD& ĐT ngày 10/7/2012 của Sở GD & ĐT và sở Y tế Hà Nội về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các trường học và cơ sở giáo dục.
- Các cơ sở GDMN tổ chức bán trú: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc ký kết hợp đồng với đơn vị cung ứng thực phẩm sạch, người có giấy phép kinh doanh theo quy định để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, nguồn gốc, giá cả thực phẩm của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và VSATTP.
- 100% cơ sở giáo dục mầm non có bếp ăn bán trú được kiểm tra giám sát định kỳ theo phân cấp, trong đó ít nhất 90% bếp ăn bán trú đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.
- Các huyện, thị xã triển khai xây dựng điểm mô hình phòng chống suy dinh dưỡng tại một trường mầm non và triển khai ra diện đại trà; Quan tâm đẩy mạnh công tác VAC ở những nơi có điều kiện đất vườn, chuồng...
- Trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ cần được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh và đáp ứng yêu cầu của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
2. Đảm bảo chất lượng bữa ăn:
- Đảm bảo mức ăn tối thiểu 10.000đ/trẻ/ngày.
- Thực đơn: Chú trọng cải tiến các món ăn và phối hợp các món ăn trong ngày hợp lý, tăng cường rau xanh cho trẻ trong các bữa ăn chiều; Các đơn vị tiền ăn thấp, cần thay thế sữa bột, sữa tươi bằng sữa đậu nành, sữa chua tự làm đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.
- Tỷ lệ dinh dưỡng duy trì ở mức: P:14-16%; L: 24-26%; G: 60-62%. Các đơn vị nội thành, trường điểm quận, huyện thị xã cần tính thêm tỷ lệ Ca,B1 trong thực đơn bữa ăn của trẻ và cân đối kịp thời. (Nhu cầu Ca đối với trẻ 1- 3tuổi:500mg/ ngày; MG 4- 6 tuổi: 600 mg/ngày; Nhu cầu B1đối với trẻ 1-3 tuổi: 0,59 mg/ngày; MG 4-6 tuổi: 0,74 mg/ngày).
- Đảm bảo nước uống cho trẻ đủ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết.
3. Thực hiện nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng:
- Tiếp tục thực hiện đúng các nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. Nghiêm túc thực hiện việc công khai thực đơn, thực phẩm, đơn giá hàng ngày. 
- Các đơn vị sử dụng phần mềm quản lý nuôi dưỡng cần mở đủ theo mẫu các loại sổ sách nuôi dưỡng theo quy định, mỗi ngày in riêng 1 trang, có chữ ký các thành phần đầy đủ và cuối tháng đóng thành quyển, có đủ dấu giáp lai.
- Tổ chức ăn trưa cho cán bộ, giáo viên, nhân viên: Duy trì thực đơn riêng không trùng thực đơn của trẻ, có đủ sổ sách chấm ăn, thanh toán, chi chợ công khai, minh bạch.
- Tiền ăn của trẻ bao gồm cả tiền chất đốt, không thu riêng tiền chất đốt theo tháng. Không sử dụng tiền ăn của trẻ vào bất kỳ mục đích nào khác.
- Chế biến đúng thực đơn, đủ định lượng theo xuất ăn hàng ngày của trẻ. Không để thừa, thiếu quá 3 xuất ăn/ ngày/ cơ sở GDMN.
B. CÔNG TÁC GIÁO DỤC                                                
I. Chỉ đạo thực hiện chư­ơng trình giáo dục mầm non:
- Thời gian thực hiện chư­ơng trình: 35 tuần, bắt đầu từ ngày 10/ 9/ 2012, tuần đầu tiên tập trung rèn nề nếp cho trẻ.
- H­ướng dẫn lập kế hoạch giáo dục trẻ  theo Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ GD&ĐT), xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề đối với trẻ 24-36 tháng tuổi và trẻ mẫu giáo.
 
 
 
1.Xây dựng kế hoạch giáo dục của khối, lớp:
Thực hiện như năm học 2011-2012 (đã hướng dẫn tại công văn số: 8262/SGD & ĐT- GDMN ngày 21tháng 9 năm 2011 về HD thực hiện quy chế chuyên môn năm học 2011-2012).
2.Tổ chức hoạt động ngày thứ bảy: Không khuyến khích hoạt động ngày thứ bảy, trừ trường hợp nhu cầu thật cần thiết và hợp lý của phụ huynh học sinh. Việc tổ chức hoạt động ngày thứ bảy tại các cơ sở GDMN thực hiện đúng theo qui định, quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và tổ chức các hoạt động ôn luyện, vui chơi cho trẻ.
3.Tổ chức các lớp học ngoại khóa:
- Chỉ tổ chức các lớp học ngoại khóa khi phụ huynh có nhu cầu, nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên.
- Tuyệt đối không ép buộc phụ huynh phải cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa.
- Học phí của các lớp ngoại khóa: Thỏa thuận với phụ huynh, thực hiện thu đủ chi.
- Tổ chức các lớp học ngoại khóa cần đảm bảo tính “vừa sức” đối với trẻ, không ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình của Bộ GD & ĐT quy định. Các lớp học ngoại khóa cần có lịch cụ thể, mỗi trẻ tham gia học không quá 2 hoạt động ngoại khóa. Đối với các hoạt động ngoại khóa có yếu tố nước ngoài, nghiêm túc thực hiện văn bản số 7150/ SGD & ĐT- GDYTNN  ngày 18/8/2009 của Sở Giáo dục và đào tạo.
- Các đơn vị có điều kiện thực hiện thí điểm mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện thí điểm phần mềm Eduplay  (Làm quen tiếng Anh và phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non). Phòng GD & ĐT tập hợp báo cáo kết quả thực hiện của các trường và gửi về Sở GD & ĐT vào cuối năm học.
- Các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện các hoạt động ngoại khóa (ngoài chương trình quy định) cần báo cáo phòng GD & ĐT.
II. Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ
1. Đối với nhà trẻ, MG 3-4 tuổi và 4-5 tuổi:
- Thực hiện theo văn bản hư­ớng dẫn số 4242/ SGD & ĐT- GDMN ngày 29/ 3/ 2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với trẻ nhà trẻ, mẫu giáo bé (3-4 tuổi) và mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) bằng các hình thức sau:
           + Theo dõi, đánh giá trẻ hàng ngày.
           + Theo dõi, đánh giá cuối chủ đề.
           + Đánh giá cuối năm học.
         - Lưu ý:
           + Sử dụng số liệu đánh giá trẻ để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc – giáo dục trẻ trong giai đoạn tiếp theo.
           + Đánh giá trẻ theo các chỉ số, lưu kết quả trong Sổ chất l­­ượng nhóm lớp. Tổng hợp kết quả đánh giá trẻ trong toàn trường tại “Sổ theo dõi chất lượng trường mầm non”.
          + Đánh giá cuối năm (tháng 4): Ghi các chỉ số trong cột bằng chữ số từ 1 đến 30..34 nh­ư phụ lục trong hư­ớng dẫn đánh giá sự phát triển của trẻ.
         + Trẻ đạt từ 60 % số chỉ số trở lên là đạt yêu cầu phát triển độ tuổi.
              2. Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi:
          - Thực hiện theo dõi, đánh giá trẻ theo các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
          - Cần lựa chọn và phân chia phù hợp các chỉ số trong Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi  vào các chủ đề. Sử dụng các chỉ số đã được lựa chọn để hỗ trợ xây dựng mục tiêu chủ đề và theo dõi, đánh giá trẻ theo các chỉ số này trong thời gian thực hiện chủ đề.
              - BGH các trường mầm non bàn bạc, thống nhất trong tổ chuyên môn xây dựng Bộ công cụ đánh giá và chọn mẫu phiếu theo dõi, đánh giá trẻ, cụ thể:
              + Có thể sử dụng bộ mẫu phiếu theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (Phiếu đánh giá từng cá nhân trẻ theo 120 chỉ số, biểu tổng hợp kết quả đánh giá của lớp và  Bộ công cụ đánh giá đủ 120 chỉ số theo đúng thứ tự).
              + Có thể lựa chọn mẫu Phiếu theo dõi, đánh giá trẻ theo các chủ đề cho cả lớp và Bộ công cụ đánh giá gồm các chỉ số đã lựa chọn theo chủ đề).
          - Sử dụng kết quả đánh giá trẻ để điều chỉnh kế hoạch giáo dục trong các chủ đề tiếp theo và công khai kết quả để các bậc cha mẹ trẻ biết, cùng phối hợp với lớp, nhà trường làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Ghi chép trong Sổ soạn bài ở phần đánh giá cuối chủ đề cần lưu ý một số trường hợp sau:
     + Ghi rõ chỉ số khi tỷ lệ trẻ trong lớp đạt dưới 70%.
     + Ghi rõ tên trẻ khi trẻ chỉ đạt dưới 60% các chỉ số.
          - Trường hợp trẻ chưa đạt khi đánh giá theo các chỉ số cần  có kế hoạch chăm sóc giáo dục và tổ chức tốt các hoạt động nhằm cho trẻ đạt các chỉ số đó, tiếp tục theo dõi, đánh giá trẻ các chỉ số chưa đạt ở chủ đề trước.
         - Lưu số liệu đánh giá trẻ 5 tuổi vào Sổ TD chất lượng của lớp và Sổ TD chất lượng trường.
C. THỰC HIỆN PHỔ CẬP GDMN CHO TRẺ EM NĂM TUỔI VÀ BỘ CHUẨN PHÁT TRIỂN TRẺ EM NĂM TUỔI
 
 
1. Thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi:
Phòng GD & ĐT tiếp tục tham mưu với Ban chỉ đạo phổ cập quận, huyện, thị xã thực hiện công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi năm 2013 cụ thể như sau:
* Đối với các quận, huyện chưa đạt chuẩn Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi năm 2012:
+ Tập trung chỉ đạo, phấn đấu đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí phổ cập trên thực tế GDMN của các phường, xã, thị trấn theo Thông tư 32/2010/TT-BGD ĐT.
+ Xã, phường, thị trấn hoàn thiện các văn bản, hồ sơ phổ cập năm 2013 và tự kiểm tra, đánh giá công tác phổ cập GDMN vào tháng 6/2013; Quận, huyện, thị xã kiểm tra, công nhận vào tháng 9 và đầu tháng 10; Thành phố kiểm tra công nhận từ ngày 15 tháng 10/ 2013. Đề nghị Bộ kiểm tra, công nhận vào tháng 12 năm 2013.
* Đối với các quận, huyện, thị xã đã được thành phố kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi năm 2012: ( 9 đơn vị )
+ Các xã, phường, thị trấn tiếp tục điều tra, rà soát, hoàn thiện hồ sơ phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi năm 2013 và gửi về Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục  cấp quận, huyện thị xã vào tháng 6/ 2013.
+ Quận, huyện, thị xã xem xét hồ sơ, kiểm tra xác xuất các xã, phường, thị trấn trên địa bàn và ra quyết định công nhận lại xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi năm 2013, đồng thời hoàn thiện hồ sơ phổ cập cấp quận, huyện, thị xã năm 2013 gửi về thành phố (qua Sở GD & ĐT) để thành phố xem xét, kiểm tra xác xuất và công nhận lại đối với quận, huyện, thị xã vào tháng 10/ 2013.
* Đối với các quận, huyện, thị xã đăng ký đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi năm 2012 nhưng chưa được thành phố kiểm tra, công nhận:
+ Thành phố sẽ tiến hành kiểm tra công nhận vào tháng 10/ 2012.
+ Đơn vị tiếp tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ phổ cập năm 2012 và triển khai công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi năm 2013.
2. Thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi:
          - Triển khai thực hiện đúng theo hướng dẫn mục đích sử dụng tại Điều 4 trong Quy định Về Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi (Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7  năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
          - Các quận, huyện, thị xã  tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên dạy các lớp 5 tuổi về Bộ chuẩn phát trẻ em năm tuổi, thảo luận, lựa chọn và thống nhất trong trường về cách sử dụng Bộ chuẩn để tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với điều kiện của nhà trường, thực hiện tốt công tác tuyên truyền về Bộ chuẩn PTTE 5 tuổi, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.
          - Phòng GD & ĐT chỉ đạo, giám sát việc tổ chức thi GV dạy giỏi cấp trường, thực hiện theo Thông tư số 49/ 2011/TT-BGD ĐT ngày 26/10/2011 về ban hành Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non, tổng hợp kết quả, báo cáo về Sở GD & ĐT.
D. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA
- Các cơ sở GDMN thực hiện tự đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non làm cơ sở để thực hiện đánh giá ngoài theo Thông tư số 07/2011/TT-BGD& ĐT ngày 17/2/2011 ban hành Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non và Thông
tư số 45/2011/BGD &ĐT ngày 11/10/2011 về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.
- Triển khai thí điểm đánh giá ngoài 06 trường mầm non tại các quận, huyện: Ba Đình, Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Oai, Hai Bà Trưng, Ba Vì từ tháng 8 đến tháng 12/2012.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở GDMN, đặc biệt là các cơ sở GDMN ngoài công lập. Kiểm tra chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của ngành. Quản lý, cấp phép hoạt động của các trường, nhóm, lớp tư thục, không để tình trạng nhóm lớp chưa được cấp phép hoặc không đủ điều kiện vẫn tồn tại, hoạt động.
E. BÁO CÁO
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã, trường MN trực thuộc Sở báo cáo các nội dung sau:
+ Danh sách trường điểm, lớp điểm về hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ năm học 2012- 2013
+ Phiên chế chủ đề năm học theo độ tuổi
- Thời gian nộp về phòng Giáo dục mầm non Sở GD & ĐT: 27/9/2012 theo địa chỉ Email phòng giáo dục mầm non: gdmamnon@hanoiedu.vn
Nhận được công văn này, đề nghị các phòng GD &ĐT quận, huyện, thị xã và các trường mầm non trực thuộc Sở nghiêm túc triển khai thực hiện.
 
                                                                 TL. GIÁM ĐỐC
                                             TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Đ/c phó giám đốc phụ trách MN;                                               Đã ký
- Lưu VT, phòng GDMN.    
                                                                                Nguyễn Thị Lan Hương
Phụ lục 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRỂ 6 THÁNG TUỔI
Họ và tên trẻ:………………………………………………………………………                                       
Ngày sinh:………………………………………………………………………….
Học sinh lớp:……………Trường mầm non ………………………………………
 
TT
Các chỉ số
Đạt
Chưa đạt
1
Cân nặng: Trẻ trai : 6.4 – 9.8 kg; Trẻ gái: 5.7 – 9.3 kg
 
 
2
Chiều dài: Trẻ trai: 63.3 -71.9 cm; Trẻ gái: 61.2 -70.3 cm
 
 
3
Tự lẫy, lật.
 
 
4
Cầm nắm, túm đồ vật, bằng cả 2 tay.
 
 
5
Nhìn theo người, vật chuyển động.
 
 
6
Nghe và phản ứng với âm thanh (quay đầu, hướng về phía có âm thanh)
 
 
7
Phát ra các âm bập, bẹ (a,a...) khi được hỏi chuyện.
 
 
8
Thích hóng chuyện.
 
 
9
Biểu lộ cảm xúc (cười) với khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ của người quen thuộc.
 
 
 
 
 
 
 
 
                                                                        ………..,ngày      tháng     năm 20…
                                                                                                             NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 
Phụ lục 1
 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
 CỦA TRỂ  12 THÁNG TUỔI
 
Họ và tên trẻ:………………………………………………………………………                                       
Ngày sinh:………………………………………………………………………….
Học sinh lớp:……………Trường mầm non ………………………………………
 
TT
Các chỉ số
Đạt
Chưa đạt
1
Cân nặng: Trẻ trai: 7.7 – 12 kg ; Trẻ gaí : 7.0 – 11.5 kg     
 
 
2
Chiều dài: Trẻ trai: 71.1 – 80.5 cm; Trẻ gái: 68.9 -79.2 cm
 
 
3
Tự ngồi lên, nằm xuống.
 
 
4
Tự bám vịn vào đồ vật đứng lên và đi men.
 
 
5
Cầm, nắm, lắc đồ chơi chuyển từ tay này sang tay kia.
 
 
6
Bắt chước cử chỉ, hành động đơn giản của người thân ( Vẫy tay, chào, tạm biệt).
 
 
7
Hiểu một số từ đơn giản, gần gũi.
 
 
8
Hiểu câu hỏi : “...đâu ? (Tay đâu?, chân đâu? ..), chỉ được một số bộ phận cơ thể khi được hỏi.
 
 
9
Phát ra các âm bập bẹ ( măm măm, ba ba...).
 
 
 
 
 
 
 
                                                                        ………..,ngày       tháng      năm 20…
                                                                                                NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 
 
Phụ lục 1
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRỂ 18 THÁNG TUỔI
Họ và tên trẻ:………………………………………………………………………                                       
Ngày sinh:………………………………………………………………………….
Học sinh lớp:……………Trường mầm non ………………………………………
 
TT
Các chỉ số
Đạt
Chưa đạt
1
 Cân nặng: Trẻ trai : 8.8 – 13.7 kg ; Trẻ gaí : 8.1 – 13.2 kg     
 
 
2
 Chiều dài: Trẻ trai:  76.9 – 87.7 cm; Trẻ gái: 74.9 -86.5 cm
 
 
3
 Đi vững.
 
 
4
Thực hiện các cử động bàn tay: Cầm, gõ, bóp, đập...đồ vật.
 
 
5
Xếp tháp lồng hộp, xếp chồng 3-4 hình khối.
 
 
6
Chỉ vào hoặc nói được tên một vài bộ phận cơ thể, đồ dùng, đồ chơi, quả và con vật quen thuộc khi được hỏi.
 
 
7
 Nói câu một từ thể hiện ý muốn ( ví dụ: “ Bế” – Khi muốn bế, Uống – Khi muốn uống nước, măm – khi muốn ăn).
 
 
8
Nhận ra hình ảnh bản thân trong gương khi được hỏi.
 
 
9
Làm theo một số yêu cầu đơn giản của người lớn (Vẫy tay chào....).
 
 
10
Thích nghe hát và vận động theo nhạc.
 
 
 
 
 
 
                                                                        ………..,ngày      tháng     năm 20…
                                                                                                             NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
Phụ lục 1
 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRỂ 24 THÁNG TUỔI
Họ và tên trẻ:………………………………………………………………………                                       
Ngày sinh:………………………………………………………………………….
Học sinh lớp:……………Trường mầm non ………………………………………
 
TT
Các chỉ số
Đạt
Chưa đạt
1
Cân nặng: TrÎ trai: 9.7 – 15,3 kg;  TrÎ g¸i: 9.1 – 14,8kg
 
 
2
Chiều cao: Trẻ trai: 81.7 – 93.9cm;Trẻ gái: 80. – 92.9 cm
 
 
3
Biết lăn / bắt bóng với người khác
 
 
4
Xếp tháp lồng hộp, xếp chồng 4-5 hình khối.
 
 
5
Biết thể hiện một số nhu cầu ăn, uống, vệ sinh. Bằng cử chỉ/ lời nói.
 
 
6
Chỉ / gọi tên được một số đồ dùng, đồ chơi, con vật, hoa quả quen thuộc.
 
 
7
Chỉ / lấy được đồ vật có màu đỏ, xanh.
 
 
8
Làm được theo chỉ dẫn một số yêu cầu đơn giản của người lớn (Lấy cốc uớng nước, đi đến đây, lau miệng).
 
 
9
Trả lời các câu hỏi “Ai đây?”, “Con gì đây?”, “ Cái gì đây?”,....” ở đâu?, thế nào?”.
 
 
10
Nói được câu đơn giản 2 – 3 tiếng: Đi chơi, mẹ bế, mẹ bế bé;...
 
 
11
Nhận ra bản thân trong gương, trong ảnh.
 
 
12
Thích nghe hát vận động theo nhạc (Giậm chân, lắc lư...).
 
 
 
 
 
 
                                                                        ………..,ngày      tháng     năm 20…
                                                                                     NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
 
 
Phụ lục 1
 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TRỂ 36 THÁNG TUỔI
 
 
Họ và

Bài viết khác