Năm học 2023-2024

UBND QUẬN HÀ ĐÔNG

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MẦM NON MÙA XUÂN

                 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                      Số: 02/KH-MNMX

           Hà Đông, ngày  06  tháng  09  năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Chăm sóc – nuôi dưỡng năm học 2023-2024

 

 Căn cứ Hướng dẫn số 3192/SGDĐT-GDMN ngày 31/8/2023 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non (GDMN) năm học 2023-2024;

Căn cứ Kế hoạch số 504/KH-PGDĐT ngày 31/8/2023 của phòng GDĐT quận Hà Đông  về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mần non năm học 2023-2024;

Căn cứ Hướng dẫn số 505/KH-PGDĐT ngày 31/8/2023 của phòng GDĐT quận Hà Đông  về Hướng thực hiện Quy chế chuyên môn cấp học MN quận Hà Đông năm học 2023-2024;

Căn cứ vào tình hình thực tế trong công tác chăm sóc – nuôi dưỡng trong nhà trường, với chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non xanh – an toàn – thân thiện – hạnh phúc” và không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh, ngộ độc thực phẩm tại trường học - trường Mầm non Mùa Xuân triển khai kế hoạch thực hiện công tác chăm sóc – nuôi dưỡng năm học 2023-2024 như sau:

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

Trường mầm non Mùa Xuân đi vào hoạt động ngày 1 tháng 8 năm 2011. Quyết định thành lập trường số 5631/QĐ-UBND quận Hà Đông.

Trường mầm non Mùa Xuân tổng số có 16 nhóm lớp với 391 học sinh. Trong đó số học sinh ăn bán trú là 391 đạt 100 % được chia làm 4 khối lớp

  1. Thuận lợi

- Trường luôn được sự quan tâm của Phòng Giáo dục & Đào tào Quận Hà Đông, của các cấp các ban ngành địa phương.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bán trú khang trang, ngày càng được cải thiện để phục vụ cho hoạt động vui chơi, học tập, ăn ngủ…. của trẻ tại trường

- 100 % giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn.

- Chất lượng nuôi dưỡng hàng ngày được Ban giám hiệu và các bậc phụ huynh quan tâm.

- Sự hỗ trợ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong việc đưa đón trẻ.

  1. Khó khăn

- Một số giáo viên tuy đạt chuẩn về chuyên môn nhưng và kinh nghiệm đứng lớp làm công tác giáo dục chăm sóc trẻ còn hạn chế. Vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên đạt hiệu quả chưa cao, chưa tự giác, BGH còn thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở

- Giáo viên chưa sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi dạy học và trang trí môi trường lớp theo còn máy móc, rập khuôn nhau.

  1. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ, NHÓM – LỚP TRẺ
  2. Nhân sự

* Số lượng

+ Tổng số CBGVNV: 48 (Nữ 45). Trong đó: hợp đồng 48

- BGH: 3 người

- GV: 33 người

- Nhân viên: 12

* Trình độ chuyên môn (Không tính bảo vệ)

- Văn hóa 12/12: 48/48 người

- Chuyên môn:      Thạc sỹ: 2 người

ĐH: 18 người

                             CĐ: 12 người

                             TC: 10 người

                             SC: 3 người

  1. Trẻ từ 0 – 5 tuổi

 Tổng số: 391 trẻ

Khối 5 tuổi: 142 trẻ / 6 nhóm lớp

Khối 4 tuổi: 118 trẻ / 4 nhóm lớp

Khối 3 tuổi: 93 trẻ / 4 nhóm lớp

Khối nhà trẻ: 38/ 2 nhóm lớp

  1. Tình hình sức khỏe của trẻ

- Trẻ được cân đo, đánh giá sức khỏe theo biểu đồ: 391 cháu (100%)

- Cân nặng cao hơn so với độ tuổi: 4/391 chiếm 1%

- Cân nặng bình thường: 367/391 chiểm 94%

- Suy dinh dưỡng nhẹ: 14/391 chiếm 3,5%

- Suy dinh dưỡng nặng: 6/391 chiếm 1,5%

- Chiều cao cao hơn so với độ tuổi: 8/391 chiếm 2%

- Thấp còi độ 1:

- Thấp còi độ 2:

III- NHIỆM VỤ CHUNG:

- Thực hiện các kế hoạch phát triền GDĐT;

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng theo yêu cầu.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

-Thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn thương tích, an toàn cho trẻ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý, chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Tăng cường công tác giáo dục sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về GDMN.

- Thực hiện các chuyên đề trọng tâm trong năm học: giáo dục VSATTP, giáo dục BVMT, giáo dục vệ sinh cá nhân trẻ,…

- Tổ chức các lớp tập huấn về công tác chăm sóc nuôi dưỡng, đảm bảo an toàn và phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại trường học.

- Hàng năm đăng ký cho nhân viên cấp dưỡng đi tập huấn về VSATTP và kỹ thuật chế biến thức ăn cho trẻ do phòng GD tổ chức.

  1. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
  2. Triển khai nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ.

1.1. Công tác đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Nhà trường tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, phòng GDĐT về đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh tại nhà trường. Xây dựng, triển khai phương án phòng chống dịch bệnh, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ …đến 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Đảm bảo các điều kiện thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh: Covid-19, tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm A, tay chân miệng và các dịch bệnh khác…tại nhà trường:

+ Hàng tuần tổng vệ sinh toàn trường: đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp, tổng vệ sinh lớp học, phòng năng khiếu và các đồ dùng cá nhân trẻ,…

+ Phun thuốc muỗi định kì 1 tháng/1 lần

+ Thông báo đến phụ huynh nếu phát hiện trường hợp trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm để phụ huynh cho con ở nhà hoặc đến cơ sở ý tế điều trịu.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt một ngày, chế độ dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi được quy định trong chương trình GDMN, quy chế chuyên môn, quy chế nuôi dạy trẻ và các quy định của ngành, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất và tinh thần trong thời gian trẻ đi học tại trường. Nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc chuyên đề “Đẩy mạnh phòng, chống bạo hành trẻ trong nhà trường”:

+ Xây dựng nội quy, quy chế chuyên môn áp dụng cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

+ Hàng năm cho giáo viên ký cam bản cam kết “Không vi phạm đạo đức nhà giáo”, có biện pháp xử lý kỉ luật khi phát hiện trường hợp giáo viên vi phạm.

- Xây dựng quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường, phân công vị trí công việc cụ thể cho từng giáo viên, nhân viên. Thực hiện cam kết trách nhiệm tới từng cá nhân trong việc thực hiện đúng dây chuyền phân công tổ chức hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ theo chế độ sinh hoạt một ngày.

+ Có bảng phân công cụ thể nhiệm vụ của từng giáo viên trong năm học.

- Tăng cường kiểm tra, tự giám trong việc đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ: rà soát thiết bị đồ chơi trong lớp, ngoài trời, cây xanh, hệ thống điện, lan can hành lang… các yếu tố nguy cơ mất an toàn cho trẻ để sửa chữa, thay thế kịp thời:

+ Hàng ngày đội ngũ bảo vệ, nhân viên kỹ thuật sẽ đi kiểm tra thiết bị đồ chơi, hệ thống điện, nước, cây xanh,… để báo cáo sửa chữa, thay thế kịp thời.

+ Giáo viên kiểm tra đồ dùng, đồ chơi để loại bỏ những đồ dùng đồ chơi giây nguy hiểm cho trẻ: đồ dùng đồ chơi giãy, vỡ, sắc nhọn,….

- Phối hợp với công an phòng cháy chữa cháy cũng như y tế Quận Hà Đông tổ chức các lớp tập huấn tăng cường giáo dục kiến thức, kĩ năng về phòng cháy, chữa cháy, phòng chống dịch bệnh non cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường:

+ Kiểm tra, bổ sung các trưng thiết bị phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định: Bình bột khô, thang thoát hiểm... và bảo trì theo định kì 1 tháng 1 lần.

+ Hàng năm mời công an PCCC về tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy cho 100% CBGVNV.

+ Tổ chức các lớp tập huấn về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường học vào đầu năm học và giữa năm học.

1.2. Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BGDĐT-BYT quy định về công tác Y tế trường học.

- Triển khai kiểm tra sức khoẻ cho 100% trẻ 2 lần/năm học  (vào tháng 10 và tháng 2) và Tổ chức cân, đo và theo dõi biểu đồ cho 100% trẻ. Đối với mẫu giáo trẻ từ 25 tháng tuổi trở lên cân theo quý (Tháng 9, tháng 12, tháng 3). còn dưới 25 tháng tuổi thì chấm và cân đo theo tháng.

- Phòng sinh hoạt của trẻ phải thoáng mát, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng phải đủ và đảm bảo sạch sẽ, an toàn như: cốc uống nước, khăn lau mặt, khăn lau miệng có ký hiệu riêng; thực hiện hấp sấy đối với khăn; rửa, hấp sấy/tráng nước sôi đối với cốc uống nước.

- Góc y tế trong nhà trường có đủ trang thiết bị, cơ số thuốc theo danh mục và danh bạ điện thoại liên hệ cần  thiết của cơ quan chức năng trên địa bàn. Duy trì thực hiện lịch vệ sinh hàng ngày, tuần, tháng tại các nhóm lớp và các khu vực hoạt động chung trong nhà trường. Quản lý hồ sơ sức khỏe trẻ tại phòng y tế.

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng, quan tâm giảm tỉ lệ trẻ thấp còi và nhẹ cân, giảm tỉ lệ thừa cân

- Lên kế hoạch chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cụ thể cho những trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dường, thừa cân tại nhà trường.

  1. Triển khai thực hiện công tác nuôi dưỡng

2.1. Công tác đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

- Thực hiện nghiêm túc các văn bản của Bộ Y tế, UBND Thành phố, UBND quận về vệ sinh an toàn thực phẩm, chịu trách nhiệm trước cha mẹ trẻ và cơ quan quản lý nhà nước về việc ký kết hợp đồng cung ứng thực phẩm và sử dụng thực phẩm tại đơn vị. Việc thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường cần chú trọng những yêu cầu sau:

* Đối với bếp ăn: có cam kết trách nhiệm đảm bảo ATTP trong nhà trường; 100% đội ngũ cô nuôi trong nhà trường được tập huấn kiến thức ATTP, 100% cô nuôi được khám và kiểm tra sức khoẻ định kì). Có đầy đủ hợp đồng cung ứng thực phẩm có thỏa thuận chặt chẽ với nhà cung ứng.

          - Thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, nguồn gốc, giá cả thực phẩm của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng và VSATTP. Tuyệt đối không nhận thực phẩm có màu, mùi khác lạ không đảm bảo.

          - Toàn bộ bếp ăn đều được chế biến theo đúng quy trình, nhà trường có hệ thống ca mê ra theo dõi, giám sát tại các bếp ăn, công khai quy trình giao nhận thực phẩm, chế biến món ăn cho trẻ ..

          - Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm đa dạng cách chế biến món ăn và đảm bảo VSATTP.

* Nước uống, nước sinh hoạt:

- Đảm bảo nước uống cho trẻ đủ, vệ sinh và phù hợp với thời tiết. 100% trẻ đến trường đều được sử dụng nguồn nước sạch thông qua hệ thống máy lọc nước của nhà trường. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng an toàn cây nước tại các lớp học.

- Bình nước của lớp được vệ sinh hàng tuần, 100% học sinh sử dụng nước đun sôi để nguội. Hệ thống bể chứa nước, bể lọc có khóa, nắp đậy, lưới chắn côn trùng, được thau rửa định kỳ đảm bảo vệ sinh, an toàn.

2.2. Công tác đảm bảo chất lượng bữa ăn:

- Xây dựng thực đơn cho trẻ theo đúng chương trình GDMN quy định. Thực đơn sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, tăng cường rau xanh, quả chín, sữa và các chế phẩm từ sữa đảm bảo theo quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Cân đối tỷ lệ đạm, vitamin, chất béo và chất khoáng trong mỗi khẩu phần ăn. Thực đơn của trẻ được thay đổi theo mùa để bé được làm quen với nhiều món và tránh những thực phẩm trái mùa không tốt cho trẻ. Thực đơn của trẻ được thay đổi theo mùa để bé được làm quen với nhiều món và tránh những thực phẩm trái mùa không tốt cho trẻ. Cân bằng thực phẩm giàu calo và ít calo để tránh trình trạng thừa cân hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ.

- Đa dạng hình thức tổ chức bữa ăn cho trẻ bằng việc tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn ăn khay, đối với mẫu giáo nhỡ cho trẻ làm quen với ăn khay vào học kỳ II. Tổ chức cho trẻ làm quen với việc bày biện mâm cơm gia đình, kỹ năng dự tiệc thông qua các chương trình như: Chuẩn cơm mẹ nấu, tiệc buffe,… nhằm tạo cho trẻ được làm quen với nhiều món ăn và nhiều hình thức trong ăn uống.

- Chú trọng việc rèn các kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, đặc biệt các kỹ năng trong ăn uống: giữ phép lịch sự trong bàn ăn, kỹ năng chuẩn bị bàn ăn, tự xúc ăn, lau dọn bàn sau khi ăn,…

- Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong phòng chống thừa cân, béo phì và suy dinh dưỡng, thấp còi cho trẻ

 

  1. Yêu cầu đối với giáo viên – nhân viên

3.1 Yêu cầu:

- Thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng một ngày đối với trẻ

- Đội ngũ nuôi dưỡng phải đạt chuẩn và vượt chuẩn về trình độ chuyên môn

- Phải có tâm huyết với nghề, yêu nghề mến trẻ xem trường là nhà

- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, báo cáo trung thực, luôn có tình thần tự học hỏi để nâng cao chuyên môn.

 

3.2. Biện Pháp:

-  Lên kế hoạch để bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho giáo viên, nhân viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đối với từng độ tuổi.

- Hướng dẫn các thao tác, kỹ năng, quy chế bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Xây dựng khẩu phần ăn và kỹ thuật chế biến thức ăn đúng và đảm bảo cân đối 4 nhóm dinh dưỡng cho trẻ.

  1. Phân công nhiệm vụ:

4.1 Đối với giáo viên

Bảng phân công phụ trách nhiệm vụ của 02 cô/ lớp

Cô 1 (tuần 1|+3)

Cô 2 (tuần 2+4)

- Đón trẻ

- Thể dục sáng

- Điểm danh

- Tổ chức hoạt động học, hoạt động chơi góc và chơi ngoài trời.

- Vệ sinh rửa mặt, rửa tay

- Tổ chức cho trẻ ăn trưa

- Tổ chức cho trẻ ngủ (trực trưa khi trẻ ngủ)

- vệ sinh rửa mặt

- Tổ chức ăn chiều cho trẻ.

- Tổ chức các hoạt động năng khiếu, ôn luyện, hoạt động kỹ năng.

- Vệ sinh trả trẻ

- Ra về

- Lấy đồ ăn và cho trẻ ăn sáng

- Thể dục sáng

- Dọn vệ sinh sau bữa ăn

- Hỗ trợ cô 1

 

- Quét nhà, lau nhà, kê bàn ăn

- Hỗ trợ cô 1

- Hỗ trợ cô 1

- Kê bàn ăn chiều

- Hỗ trợ cô 1

- Phối kết hợp cùng cô 1 để tổ chức các hoạt động.

- vệ sinh lớp, đồ dùng – đồ chơi

- Ra về

 

 

4.2  Nhiệm vụ nhà bếp:

- Bếp chínhCó trách nhiệm tiếp nhận thực phẩm và sơ chế biến thức ăn theo đúng quy trình bếp một chiều. Đóng góp ý kiến để xây dựng thực đơn cho phù hợp với trẻ và bảo vệ đồ dùng, trang thiết bị của bếp. Đề xuất bổ sung đồ dùng, trang thiết bị khi cần thiết..

- Phụ bếp:  Có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ vào sổ kiểm thực 3 bước, hỗ trợ sơ chế biến, phân chia thức ăn, lưu mẫu và huỷ mẫu thức ăn đúng quy định, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.

  1. Quản lý sức khoẻ của cô và trẻ:

5.1. Yêu cầu:

* Đối với cô:

- Được khám sức khoẻ, kiểm tra sức khoẻ một năm/ 1 lần

- Không mắc các bệnh truyền nhiễm

- Giáo viên phải có kiến thức về các bệnh thường gặp, biết và phòng tránh tốt cho cháu

- Khi chăm sóc trẻ giáo viên phải gọn gàng, khi phân chia thức ăn phải có khẩu trang và tạp dề đảm bảo vệ sinh giúp cháu phát triển khoẻ mạnh.

* Đối với trẻ:

- Trẻ phát triển toàn diện, khoẻ mạnh

- Không mắc bệnh truyền nhiễm

 5.2. Chỉ tiêu:

- Trẻ bình thường đạt tỷ lệ từ 97 % trở lên

- Trẻ suy dinh dưỡng dưới 2%

5.3. Biện pháp:

- 100 % trẻ được theo dõi biểu đồ tăng trưởng và khám sức khoẻ định kỳ

- Đẩy mạnh công tác chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ

- Tuyên truyền các bậc phụ huynh về chế độ cho trẻ đảm bảo trẻ phát triển tốt.

- Tổ chức nhiều hình thức ăn dinh dưỡng cho trẻ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng

- 100 % giáo viên phục vụ ăn bán trú phải được khám sức khoẻ 2 lần/  năm

  1. Quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục, vệ sinh, dinh dưỡng và phát triển

- Cần có kế hoạch cụ thể và xây dựng từng nội dung tuyên truyền sát với thực tế và yêu cầu của đơn vị. Cụ thể cần tuyên truyền các nội dung sau:

+ Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ

+ Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ

+ Phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì

+ Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ

  1. Công tác kiểm tra:

- Kiểm tra công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đầu năm

- Kiểm tra tổ chức dự giờ các hoạt động ( ăn, ngủ, vệ sinh)

- Kiểm tra vệ sinh phòng bệnh và theo dõi sức khoẻ trẻ

- Kiểm tra việc thực hiện các Nghị định, quyết định, nội quy, quy chế của cấp trên.

- Kiểm tra việc đánh giá sự phát triển của trẻ qua từng tháng, học kỳ…

  1. HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ TRONG NĂM

Tháng

Nội dung công việc

Người thực hiện

 

 

 

9/2023

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Dự giờ hoạt động vệ sinh lớp C1K1, B1K2

- Dự giờ hoạt động ăn lớp A3K3

- Tập huấn kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ, các nội dung CSND trẻ

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp.

-Toàn trường cùng thực hiện

 

- Ban giám hiệu 

- Ban giám hiệu

 - Đ/c Huyền

 

 

- Ban giám hiệu

 

 

 

 

 

10/2021

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

- Kiểm tra lưu mẫu thực phẩm bếp.

- Dự giờ hoạt động vệ sinh lớp B1K3, C3K3, C1K2, C2K2

- Dự giờ hoạt động ăn, ngủ lớp A1K1, B2K2

- Tổ chức chương trình “Chuẩn cơm mẹ nấu”

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp

- Lên KH thi GV, nhân viên nuôi dưỡng giỏi cho toàn bộ GV – NV

- Tập huấn kiến thức, Kỹ năng PCCC

-Toàn trường cùng thực hiện

- BGH

 

- BGH

- Ban giám hiệu 

 

- Ban giám hiệu

 

- Học sinh khối B

- BGH

 

 

 

 

- Công an PCCC

 

 

 

 

 

 

11/2023

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

- Kiểm tra lưu mẫu thực phẩm bếp.

- Dự giờ các tiết dạy thi giáo viên dạy giỏi.

- Tổ chức dự giờ các tiết dạy cô nuôi giỏi tại 3 khu.

- Tổng hợp và công bố kết quả chấm hội thi GV – NV nuôi dưỡng giỏi.

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp.

- Tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường học.

- Toàn trường cùng thực hiện

 

- Ban giám hiệu 

 

- Ban giám hiệu

 

- Nhân viên bếp 3 khu

 

- Ban giám hiệu

 

- Ban giám hiệu

 

 

 

 

 

 

 

12/2023

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

- Kiểm tra lưu mẫu thực phẩm bếp.

- Dự giờ hoạt động vệ sinh lớp D1K1, D2K2, A2K3

- Dự giờ hoạt động ăn lớp D2K3, C4K3

- Tổ chức tiệc Buffe cho học sinh khối mẫu giáo.

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp

- Toàn trường cùng thực hiện

 

- Ban giám hiệu 

- Ban giám hiệu

 

 

- Ban giám hiệu

 

- Giáo viên và hs khối mẫu giáo.

- Ban giám hiệu

 

 

 

 

 

1/2023

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

- Kiểm tra lưu mẫu thực phẩm bếp.

- Dự giờ hoạt động vệ sinh lớp D1K1, D2K2, A2K3

- Dự giờ hoạt động ăn lớp D2K3, C4K3

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp

- Toàn trường cùng thực hiện

 

- Ban giám hiệu 

- Ban giám hiệu

 

 

- Ban giám hiệu

 

- Ban giám hiệu

 

 

 

 

 

2/2023

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

- Kiểm tra lưu mẫu thực phẩm bếp.

- Dự giờ hoạt động vệ sinh lớp D1K1, D2K2, A2K3

- Dự giờ hoạt động ăn lớp D2K3, C4K3

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp

- Toàn trường cùng thực hiện

 

- Ban giám hiệu 

- Ban giám hiệu

 

 

- Ban giám hiệu

 

- Ban giám hiệu

 

 

 

 

 

3/2023

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

- Kiểm tra lưu mẫu thực phẩm bếp.

- Dự giờ hoạt động vệ sinh lớp D1K3, C3K3, A3K3

- Dự giờ hoạt động ăn, ngủ lớp D1K2, C2K2, B2K2

- Tổ chức hội thi “Bữa cơm gia đình”

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp

- Toàn trường cùng thực hiện

 

- Ban giám hiệu 

- Ban giám hiệu

 

 

- Ban giám hiệu

 

- GV-NV toàn trường

- Ban giám hiệu

 

 

 

 

 

4/2023

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

- Kiểm tra lưu mẫu thực phẩm bếp.

- Dự giờ hoạt động vệ sinh lớp C1K2, B1K2, B3K3

- Dự giờ hoạt động ăn lớp, ngủ  B4K3, C2K3, A2K1

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp

- Toàn trường cùng thực hiện

 

- Ban giám hiệu 

- Ban giám hiệu

 

 

- Ban giám hiệu

 

- Ban giám hiệu

 

 

 

 

 

5/2023

- Vệ sinh sạch sẽ trường học, kiểm tra bếp ăn và vệ sinh các lớp.

- Kiểm tra tình trạng thực phẩm và tiếp phẩm

- Kiểm tra lưu mẫu thực phẩm bếp.

- Dự giờ hoạt động vệ sinh lớp D1K1, D2K2, A2K3

- Dự giờ hoạt động ăn, ngủ lớp C2K1, B1K1

- Tổ chức tiệc buffe cho học sinh khối mẫu giáo.

- Kiểm tra chấm ăn, điểm danh các lớp

- Toàn trường cùng thực hiện

 

- Ban giám hiệu 

- Ban giám hiệu

 

 

- Ban giám hiệu

- Giáo viên và học sinh khối mẫu giáo.

- Ban giám hiệu

 

                                                                                      Người lập

 

 

                                                                                   Trần Thị Huyền

Bài viết khác