Dạy con cách cấp cứu khi gặp nạn

 

Dạy cho trẻ gọi cấp cứu và phải làm gì trong trường hợp có tai nạn nghiêm trọng xảy ra là một điều rất cần thiết. Ở các nước tiên tiến, chương trình học của trẻ có những bài ngoại khóa hướng dẫn vấn đề này tùy theo từng lứa tuổi.

Biết cách gọi cấp cứu là một hành động đơn giản để đứa trẻ được cứu sống. Các cháu có thể phản ứng rất hiệu quả thật sớm khi gặp tai nạn nếu được dạy phải hành động thế nào.

Trẻ từ 4 đến 5 tuổi có thể nói tên của chính mình, cho biết địa chỉ và bấm được 2 chữ số trên điện thoại. Cháu đã lớn để có thể báo động gọi cấp cứu.

Trẻ từ 7 đến 10 tuổi có thể băng bó cầm máu vết thương nhẹ, sơ cứu vết bỏng, xê dịch và đặt nạn nhân nằm ngang, ở vị trí an toàn. Từ 10 tuổi trở lên, trẻ đã phát triển toàn diện về thể lực để có thể ấn tim và hà hơi thổi ngạt.

Dán số điện thoại cấp cứu trong nhà
Khi xảy ra tai nạn, báo động là việc cần làm ngay. Trong nhà, cần phải dán số điện thoại cần thiết vào nơi dễ thấy, có thể là trong bếp, trên tủ lạnh, hay cạnh máy điện thoại. Ngoài đường phố, số điện thoại cấp cứu được dán ở phòng điện thoại công cộng và được gọi miễn phí.

Trẻ em cần nhớ 2 số điện thoại cần thiết của cơ sở cấp cứu y tế và lượng phòng cháy chữa cháy.

Làm thế nào khi gọi cấp cứu?
Cần giải thích cho trẻ biết rằng: Khi gọi cấp cứu, phải kể qua sự kiện xảy ra (số người bị thương, nguyên nhân xảy ra tai nạn, địa điểm nơi xảy ra tai nạn, số điện thoại để liên lạc). Cần dặn các em đừng gác máy trước đầu dây bên kia.

Theo SKDS

Bài viết khác