Nội dung thơ - truyện tháng 2/2016

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON MÙA XUÂN

***************

                  NỘI DUNG THƠ - TRUYỆN THÁNG 02/ 2016                 

KHỐI A ( 5 -6 TUỔI)

TRUYỆN:  SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG - BÁNH DÀY

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". 
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. 
Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." 
Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. 
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Lang Liêu con trai thứ 18. 
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

THƠ: CHÚ CẢNH SÁT GIAO THÔNG

CHUYỆN: QUA ĐƯỜNG

Đầu đội kê pi                              
Tay đeo găng trắng                     
Mặc cho trời nắng                       
Giữa ngã tư đường                     
Gậy chỉ bốn phương                   
Người người đi đúng     

Gậy đưa thẳng đứng   

Mọi hướng dừng ngay

Khi chú dang tay

Hai chiều xuôii ngược

Phía sau, phía trước

Đừng ngại chờ lâu

Mọi người nhắc nhau

Đợi tay chú chỉ

 

 Vào một buổi sáng mùa xuân ấm áp, những tia nắng hồng nhảy nhót trên những cành cây đầy lộc xanh mơm mởm. Hai chị em mai và An xin phép mẹ đi chơi loanh quanh trong phố. Mẹ đồng ý và dặn: “Nhớ đừng đi chơi xa các con nhé!”. Mai và An vâng dạ rồi nhảy chân sáo ra khỏi nhà. Ra đường được ngắm trời, ngắm đất và thở không khí trong lành, hai chị em cười nói ríu rít.
    - An xem kìa, trên cành cây hoa sữa có một con chim xinh đang nhảy nhót bắt sâu hay không kìa! Nó là chú sâu rất có ích em ạ.
    - Chị Mai ơi! Cửa hàng kia có Hécman khổng lồ đẹp quá, chị em mình sang xem đi!
    Bé An rất thích người máy Hécman nên kéo chị ào sang đường, chẳng chú ý gì cả.
    Kít, kít…tiếng một loại xe phanh gấp nghe rợn cả người. Hai chị em nhìn lên, một đòan xe dừng hết cả lại.
    - Này, hai cháu kia, các cháu không nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ đang bật mà dám sang đường, nguy hiểm quá.
    Chú cảnh sát giao thông chạy đến dắt hai chị em quay lại. Chú chỉ đèn hiệu và ôn tồn giải thích: “Các cháu có nhìn thấy tín hiệu đèn đỏ kia không? Khi nào đèn đỏ tắt, đèn xanh bật lên các cháu mới được qua đường nghe chưa nào!.
    Hai chị em Mai và an toát mồ hơi nhìn nhau.Mai bẽn lẽn nói: “Xin lỗi chú, lần sau sang đường chúng cháu nhớ tín hiệu đèn mà ạ!”.
    Chú cảnh sát giao thông dặn tiếp “ Các cahú khi qua đường phải có người lớn dắt, không thì rất dễ xảy ra tai nạn”.
    Từ hôm đó hai chị em Mai và An nhớ mãi “đèn đỏ dừng lại, đèn xanh mới được đi, khi đi qua đường phải có người lớn dắt”.

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON MÙA XUÂN

***************

NỘI DUNG THƠ - TRUYỆN THÁNG 2/ 2016

KHỐI B (4 - 5 TUỔI)

           THƠ: GIÚP BÀ

TRUYỆN:  SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG - BÁNH DÀY

 

Chiều nay đi học về
Trên vỉa hè em thấy
Một bà già chống gậy.
Muốn tránh xe qua đường.
Em vội dừng bước chân
Đến bên bà nói nhỏ:
Đường nhiều xe lắm đó
Để cháu dắt bà qua
Tay em nắm tay bà
Cùng bước qua đường rộng
Chia tay bà cảm động
Khen mãi em bé ngoan

Hoàng Thị Phảng (Ninh Bình)

 

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". 
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào. 
Một hôm, Lang Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." 
Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. 
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Lang Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Lang Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Lang Liêu con trai thứ 18. 
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON MÙA XUÂN

***************

NỘI DUNG THƠ - TRUYỆN THÁNG 2 / 2016

 

KHỐI B (4 - 5 TUỔI)

TRUYỆN: KIẾN THI AN TOÀN GIAO THÔNG

Sau những ngày nhộn nhịp chuẩn bị, hôm nay họ nhà Kiến tổ chức cuộc thi an toàn giao thông.

Trong vườn mơ mát mẻ, tận dụng cái thước mét của ai để quên, thế là đã có con đường phẳng lì, thẳng tắp. Các chàng Kiến trẻ chỉ cần đắp hai bên vỉa hè và kẻ đường ranh giới.

Kiến Chúa oai vệ đứng trên cành mơ cụt, cầm chiếc loa to:

- A lô, a lô, hôm nay chúng ta tìm hiểu luật an toàn giao thông trên đoạn đường thẳng. Kiến Càng làm ô tô, Kiến Vống làm nông dân, Kiến Lửa làm xe máy, Kiến Đen làm xe đạp, còn Kiến Gió, Kiến Hôi làm học sinh, cuối cùng Kiến Kim sẽ làm em bé mẫu giáo. Tất cả các đội được chia làm hai tốp, đứng ở hai đầu đường rồi đi ngược chiều nhau. Ban giám khảo sẽ quan sát chấm điểm cho từng đội.
Tiếng vỗ tay vang dội cả vườn mơ. Ai nấy vào vị trí. Tiếng hô của Kiến Chúa vang lên:
- Bắt đầu!
Ô tô, công nông, xe máy, xe đạp, người đi bộ cùng chuyển động. Dưới mặt đất, trên các tảng đá cao và trên các cành cây vang lên tiếng reo hò của cổ động viên, to hơn vẫn là tiếng hô cổ động cho Kiến Kim: “Kiến Kim cố lên! Kiến Kim cố lên!”
Thế nhưng tất cả đều nhìn thấy đội Kiến Kim vẫn đứng trên vỉa hè nhìn theo các đoàn “thí sinh” di chuyển, chẳng chú nào nhúc nhích.
Rồi cuộc thi kết thúc. Nhiều người lo lắng cho đội Kiến Kim, không hiểu tại sao lại bỏ cuộc.
Tiếng loa của Kiến Chúa đã vang lên:
- Cuộc thi đã kết thúc tốt đẹp! Tất cả các thí sinh đã hoàn thành rất tốt phần thi của mình, đi đúng luật giao thông, đảm bảo an toàn. Riêng đội Kiến Kim trả lời tiếp câu hỏi sau:
- Tại sao các cháu không xuống đường dự thi?
Đội Kiến Kim đồng thanh trả lời:
- Thưa Ban giám khảo, ở lớp cô giáo dạy chúng cháu không được xuống lòng đường. Muốn qua đường phải có người lớn đưa qua ạ!
Cả vườn mơ bỗng vang dậy tiếng hoan hô hòa trong tiếng loa của Kiến Chúa:
- Kiến Kim mười điểm! Kiến Kim mười điểm!
Ban giám khảo vui mừng công bố:
- Điểm thắng tuyệt đối đã thuộc về đội mẫu giáo Kiến Kim.

Sưu tầm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON MÙA XUÂN

***************

 

NỘI DUNG THƠ - TRUYỆN THÁNG 02 / 2016

 

KHỐI C ( 3 - 4 TUỔI )

 

 

THƠ: TẾT ĐANG VÀO NHÀ

 

 

THƠ: XE CHỮA CHÁY

 

ĐỒNG DAO: ĐI CẦU ĐI QUÁN

 

Hoa đào trước ngõ                 
Cười vui sáng hồng 
 Hoa mai trong vườn 
Rung rinh cánh trắng  
Sân nhà đầy nắng
Mẹ phơi áo hoa
Em dán tranh gà
Ông treo câu đối 
Têt đang vào nhà
Sắp thêm một tuổi
Trời đất nở hoa

        Nguyễn Hồng Kiên

 

 

Mình đỏ như lửa
   Bụng chứa nước đầy
    Tôi chạy như bay
   Hét vang đường phố.
  Nhà nào bốc lửa
Tôi dập liền tay
 Ai gọi chữa cháy

 Có ...ngay ! Có ...ngay !

                   Phạm Hổ


Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp gài đầu
Đi mau về mau
Kẻo trời sắp tới


Thu Hà cải biên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HÀ ĐÔNG

TRƯỜNG MẦM NON MÙA XUÂN

***************

NỘI DUNG THƠ - TRUYỆN THÁNG 02 / 2016

 

KHỐI D (24 - 36 THÁNG)

 

THƠ: MƯA XUÂN

 

TRUYỆN: VÌ SAO THỎ CỤT ĐUÔI

 

 Mưa xuân nhè nhẹ

Trên mái tóc em

Như hạt sương đêm

Đậu trên cành lá

Nghiêng nghiêng bên má

Chào đón mưa rơi

Em ngẩng nhìn trời.

Xuân sang đẹp quá!

Sưu tầm

 

 

Thỏ và Nhím là đôi bạn rất thân. Thỏ vốn thông minh nhưng nghịch ngợm hay leo trèo nhảy nhót khắp nơi. Nhím hiền lành, chịu khó, tính tình cẩn tận , chắc chắn.
    Một hôm Thỏ rủ Nhím ra ven rừng chơi. Cạnh rừng có một con đường đất đỏ chạy qua, bên kia là bãi cỏ rộng nhiều hoa thơm, bướm lượn, trông thật thích mắt.
    Thỏ nói với Nhím: “Chúng mình chạy nhanh qua đường, sang bên kia tha hồ mà hái hoa, bắt bướm. Vốn tính cẩn thận Nhím nói: “Bên kia đường là bãi cỏ trống vắng, trên đường lại có ô tô chạy chúng mình đứng ngắm hoa cũng được.
    Thỏ nghĩ: “bãi cỏ rộng thế tha hồ mà chạy nhảy, nếu có gì nguy hiểm thì mình chạy nhanh là được.
    Nghĩ rồi, Thỏ chạy băng qua đường. Vừa lúc ấy có một chiếc otô chạy đến. Thấy Thò, ôtô vội phanh thắng két một cái, chú Thỏ bé nhỏ chui tọt vào gầm xe, chiếc đuôi xinh đẹp của nó đã bị xe đè lên đứt rời ra.
    Thấy Thỏ bị nạn, Nhím vội chạy ra đỡ Thỏ vào lề đường. Bị mất đuôi, Thỏ đau đớn, nó ân hận vì đã không nghe lời Nhím, chiếc đuôi của Thỏ còn lại một đọan ngắn ngủi trông thật xấu xí.
    Nhím động viên Thỏ: “Từ nay chúng mình cùng phải cẩn thận hơn khi sang đường, phải nhìnsang trái, sang phải, không có xe đến gần mới được qua đường”. Thỏ bẽn lẽn: “Tớ đồng ý”.

                                                                           

Phạm Hòang Yến

 

THƠ: ĐI CHƠI PHỐ

Ði chơi phố  
Gặp đèn đỏ 
 Dừng lại thôi 
    Không qua vội 
Ðèn vàng rồi 
 Tiếp đèn xanh 
        Nào nhanh nhanh  
     Qua đường nhé! 

                  Triệu Thị Lê

 

Bài viết khác